Đo loãng xương là gì? Cách đọc kết quả đo loãng xương

Loãng xương là bệnh lý nguy hiểm, ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Cách phát hiện sớm và chính xác nhất bệnh loãng xương chính là đo loãng xương. Vậy đo loãng xương là gì? Cách đọc kết quả ra sao? Cùng Canxi Cơm tìm hiểu nhé.

Đo loãng xương là gì?

Đo loãng xương (Bone Mineral Density – BMD) còn được gọi là đo mật độ xương. Đây là kĩ thuật sử dụng tia X, hấp thụ tia X năng lượng kép hoặc chụp CT để xác định lượng các khoáng chất và canxi có trong xương. Bác sĩ thường chỉ định đo loãng xương tại những vị trí như hông, cột sống và xương cẳng tay.

Đo loãng xương còn được gọi là đo mật độ xương
Đo loãng xương còn được gọi là đo mật độ xương

Đo loãng xương khi nào?

Đo loãng xương được thực hiện khi muốn phát hiện, xác định những vấn đề về loãng xương hoặc giảm mật độ xương, từ đó có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm như gãy xương, sụt lún cột sống.

Chỉ định

Đo loãng xương thường được chỉ định với nhóm người bệnh có nguy cơ loãng xương hoặc với người bị gãy xương, cụ thể là:

  • Phụ nữ thiếu hụt estrogen sau mãn kinh
  • Đàn ông trên 65 tuổi, phụ nữ 45- 65 tuổi
  • Người hút thuốc, uống rượu thường xuyên, ít vận động
  • Người có tiền sử gia đình bị loãng xương, gãy xương hông
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc steroid
  • Người có chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D
  • Người có biểu hiện nghi bị lún xẹp, vẹo cột sống, giảm chiều cao
  • Người bệnh tiểu đường, khớp, gan, thận
  • Phụ nữ có trên 10 năm điều trị thay thế hoocmon 
  • Nam giới độ tuổi từ 50 – 69 bị suy thận, giảm chức năng tuyến sinh dục nam,…
Người ở tuổi trung niên nên đo loãng xương để tầm soát bệnh
Người ở tuổi trung niên nên đo loãng xương để tầm soát bệnh

Chống chỉ định

Bệnh nhân không được đo loãng xương nếu nằm trong những đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người đang dùng thuốc cản quang trong 7 ngày
  • Bệnh nhân có kim loại tại vị trí đo loãng xương
Phụ nữ mang thai chống chỉ định đo loãng xương
Phụ nữ mang thai chống chỉ định đo loãng xương

Quy trình đo loãng xương và cách đọc kết quả đo loãng xương

Người bệnh trước khi tiến hành đo loãng xương cần hiểu những nét cơ bản về quy trình đo loãng xương và cách đọc kết quả đo loãng xương đúng cách.

Các loại xét nghiệm mật độ xương

Hiện nay có 2 loại xét nghiệm mật độ xương phổ biến là phương pháp DEXA và DXA.

  • DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) có độ chính xác tương đối cao, đạt 85 – 99%, chủ yếu được thực hiện ở hai khu vực là cột sống và vùng háng. Quá trình này đo loãng xương bằng phương pháp này khoảng 10 – 20 phút.
  • DXA (đo bằng tia X) giúp theo dõi bệnh nhân đang điều trị bằng cách xác định lượng xương bị mất đi, thường được sử dụng ở vùng cổ xương đùi và vùng cột sống. Phương pháp này hoạt động theo nguyên lý dùng tia X năng lượng kép.
Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA
Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

Quy trình đo loãng xương

Quy trình đo loãng xương thường gồm 3 bước:

  • Bước 1: Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định nằm lên đệm của máy đo.
  • Bước 2: Máy đo di chuyển quanh khu vực đo, quá trình đo thường diễn ra trong 20 – 30 phút.
  • Bước 3: Bệnh nhân nhận thông báo kết quả. 

Cách đọc kết quả đo loãng xương

Đọc kết quả đo loãng xương đúng rất quan trọng vì nó giúp kết luận về tình trạng xương, xác định xem người bệnh có bị loãng xương không, cần điều trị loãng xương ở mức độ nào nào thì hợp lý. 

Điểm T

Điểm T chính là độ lệch chuẩn (SD) giữa kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân với kết quả của người ở độ tuổi 25 – 35 tuổi cùng giới tính và hoàn toàn khỏe mạnh. 

  • Giá trị của T trong khoảng 1SD: Mật độ xương bình thường
  • Giá trị T rơi vào khoảng 1 <T< 2,5 SD: Mật độ xương thấp
  • Giá trị T>2,5 SD: Loãng xương

Điểm Z

Điểm Z là độ lệch giữa kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân so với người khỏe mạnh cùng tuổi. 

  • Điểm Z > -2,0: Mật độ xương ở mức bình thường
  • Điểm Z có giá trị là  ±0,5 hoặc -1,5 : Mật độ xương ở mức thấp
  • Điểm Z ≤ -2,0: Loãng xương
Cần biết cách đọc kết quả đo loãng xương phù hợp
Cần biết cách đọc kết quả đo loãng xương phù hợp

Ưu điểm của đo loãng xương

Đo loãng xương là cách hiệu quả để chẩn đoán bệnh loãng xương vì giúp xác định mật độ xương. Đồng thời, đo loãng xương còn giúp dự đoán một số loại bệnh khác bằng cách theo dõi sự chuyển hóa căn bản.

Phương pháp đo loãng xương có nhiều ưu điểm:

  • Người bệnh không cần nhịn ăn uống trước khi thực hiện. 
  • Không xâm lấn, không đau đớn, không gây mê. 
  • Giúp phát hiện và điều trị bệnh lý loãng xương với độ chính xác cực cao, khả năng sai lệch chỉ dưới 1%. 
  • Thực hiện nhanh và dễ dàng, chỉ mất khoảng 10 – 30 phút. 
  • Do sử dụng liều lượng phóng xạ thấp, nên đo mật độ xương theo phương pháp DEXA và DXA thường an toàn cho bác sĩ thực hiện cùng người bệnh. Cụ thể hai kỹ thuật trên đều phóng ra một lượng phóng xạ ít hơn 1/10 so với lượng bức xạ tự nhiên có thể tiếp xúc trong một ngày của một người và lượng phóng xạ phát ra từ X-quang ngực tiêu chuẩn. 
  • Chỉ cần dựa trên số liệu đo được từ kỹ thuật DEXA, bác sĩ chuyên môn đã có thể chẩn đoán bệnh nhân có bị loãng xương hay không, có cần điều trị loãng xương hay không. 
Đo loãng xương an toàn cho cả bệnh nhân và bác sĩ thực hiện
Đo loãng xương an toàn cho cả bệnh nhân và bác sĩ thực hiện

Vai trò của đo loãng xương đối với bệnh loãng xương

Đo loãng xương có vai trò quan trọng đối với việc phòng ngừa và điều trị loãng xương. Thông qua đo mật độ xương, người bệnh có thể phát hiện bệnh loãng xương từ sớm, đồng thời ngăn chặn những nguy cơ nguy hiểm về xương khớp.

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Đặc biệt, người ở độ tuổi trung niên cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe xương khớp, đồng thời lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đo loãng xương nếu có dấu hiệu bất thường. 

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương

Ngoài thực hiện đo loãng xương để tầm soát bệnh, loãng xương còn có thể ngăn chặn sớm nếu biết cách phòng ngừa, quan tâm, chăm sóc sức khỏe xương khớp đúng cách.  Một số phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả:

  • Tập thể dục: Vận động nhẹ nhàng với tần suất vừa phải giúp tăng sức khỏe xương khớp hiệu quả. 
  •  Chế độ ăn uống chứa vitamin D và Canxi: Khẩu phần ăn đầy đủ canxi cùng vitamin D sẽ giúp hệ xương chắc khoẻ và sức khoẻ dẻo dai, ngăn ngừa loãng xương.
  •  Không hút thuốc lá và không uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu bia sẽ gây rối loạn hoocmon, tăng nguy cơ loãng xương. 
  •  Tắm nắng: Phơi nắng đúng lúc sẽ giúp sản sinh vitamin D hỗ trợ canxi hấp thụ dễ dàng vào cơ thể.
  •  Hạn chế uống nước giải khát có gas: Vì nước giải khát có gas có rất nhiều photpho, gây hạn chế hấp thụ canxi vào cơ thể. 
  •  Tránh té ngã: Tránh té ngã sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xương bị gãy, giúp duy trì sức khỏe xương, giảm thiểu nguy cơ loãng xương 
  •  Bổ sung Protein: Cung cấp Protein sẽ giúp hàm lượng khoáng trong xương tăng thêm, giúp xương chắc khỏe hơn. 
  •  Duy trì cân nặng: Tránh dư cân, béo phì và giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp xương được khoẻ mạnh 
  •  Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Theo dõi sức khỏe thường xuyên giúp tầm soát bệnh tật, qua đó phát hiện sớm bệnh loãng xương. 

Song song với những biện pháp trên, để phòng ngừa loãng xương, sản phẩm Canxi Cơm Unical Canxi cũng là một sự lựa chọn vô cùng thích hợp. Canxi Cơm có thành phần từ những hợp chất thiên nhiên và quý hiếm như vi cá mập, vỏ sò, sữa chua, an toàn, không tác dụng phụ nên thích hợp để sử dụng hàng ngày.

Canxi cơm Unical for rice
Canxi cơm Unical for rice

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin về phương pháp đo loãng xương, cách đọc kết quả đo loãng xương cho phù hợp. Cùng với việc tầm soát loãng xương, độc giả nên sử dụng sản phẩm Canxi Cơm để xương khớp luôn khỏe mạnh, chắc khỏe.

Độc giả quan tâm đến sản phẩm xin liên hệ:

Trả lời