Bệnh loãng xương là gì? Điều trị loãng xương ra sao?

Loãng xương là một bệnh lý phổ biến hiện nay, thường gặp ở người lớn tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn có biết bệnh loãng xương là gì? Điều trị loãng xương ra sao? Hãy cùng canxicom.vn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây. 

Bệnh loãng xương là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương là gì? Bệnh loãng xương (bệnh xương giòn hay xốp xương) là hiện tượng xương liên tục mỏng dần, mật độ xương giảm dần khiến xương giòn, xốp, dễ bị gãy dù chấn thương nhẹ. 

Người càng lớn tuổi khả năng mắc loãng xương càng cao, do quá trình tái hấp thụ khoáng chất trong xương diễn ra nhanh hơn quá trình hấp thu, dẫn đến mật độ xương giảm, xương dễ gãy. 

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh loãng xương thường không có triệu chứng ban đầu, khi bệnh tiến triển, người bệnh trở nên dễ gãy xương, đau xương và tụt chiều cao. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và làm tăng nguy cơ gãy xương dù va chạm nhẹ. 

Gãy xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, từ xương cột sống, xương đùi, xương sườn đến xương cẳng tay. Một số trường hợp gãy xương phải phẫu thuật và điều trị tốn kém chi phí và thời gian. 

Ngoài ra, loãng xương khiến người bệnh suy giảm khả năng vận động, nhiều trường hợp phải nằm một chỗ thời gian dài, gây tắc mạch máu, hoại tử, cắt chi…

Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần
Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần

Dấu hiệu loãng xương là gì?

Loãng xương không có các dấu hiệu nhận biết rõ ràng ở giai đoạn sớm, thường chỉ nhận biết khi mức độ bệnh đã nặng. 

Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau: 

  • Đau xương: Người mắc loãng xương có thể cảm thấy đau lưng, đau đầu gối, nhức xương khớp…
  • Gãy xương: Khi bị gãy xương dù va chạm nhẹ có thể là biểu hiện của bệnh loãng xương. 
  • Giảm chiều cao: Mật độ xương trong cột sống giảm khiến người bệnh giảm dần chiều cao. 
  • Khó chịu và mệt mỏi thường xuyên: Một số người mắc loãng xương thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, mất ngủ. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường bị nhầm với các bệnh khác. 

Khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng này, bạn cần đi khám bác sĩ để được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Người bệnh có thể gặp đau xương, gãy xương dễ dàng, giảm chiều cao
Người bệnh có thể gặp đau xương, gãy xương dễ dàng, giảm chiều cao

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương, nhưng phổ biến là các nguyên nhân sau: 

  • Tuổi tác: Tuổi tác là nguyên nhân chính gây ra loãng xương. Khi còn trẻ, cơ thể liên tục tạo ra xương mới khiến khối lượng xương tăng lên. Nhưng khi về già, quá trình này diễn ra chậm, khối lượng xương mất nhanh hơn xương tái tạo. Từ đó, mật độ xương giảm gây ra bệnh loãng xương. 
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn so với nam giới. Điều này là do sự suy giảm estrogen trong cơ thể phụ nữ sau khi mãn kinh. 
  • Thiếu canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là hai chất quan trọng với sức khỏe hệ xương. Thiếu hụt hai chất này khiến khả năng hấp thu canxi của cơ thể giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc loãng xương. 
  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị: Một số thuốc như corticosteroid có thể gây loãng xương ở người sử dụng. 
  • Di truyền: Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến loãng xương. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh loãng xương, bạn có khả năng cao sẽ bị mắc bệnh. 
  • Thói quen sinh hoạt: Những người lười vận động, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn bình thường. 
  • Người từng gãy xương: Những người từng gãy xương hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp thường có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương trong tương lai. 
  • Bệnh lý: Người mắc các bệnh rối loạn hoạt động của tuyến giáp, bệnh viêm khớp, bệnh viêm đường tiêu hóa, bệnh thận mãn tính… cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương. 

Người bệnh cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp. 

Bệnh loãng xương có nhiều nguyên nhân, bao gồm tuổi tác, giới tính...
Bệnh loãng xương có nhiều nguyên nhân, bao gồm tuổi tác, giới tính…

Phân loại loãng xương

Bệnh loãng xương được phân loại dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, loãng xương được chia thành 2 loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. 

  • Loãng xương nguyên phát: Các trường hợp bệnh liên quan trực tiếp đến tuổi tác, hiện tượng mãn kinh, lão hóa của cơ thể con người. 
  • Loãng xương thứ phát: Thường liên quan trực tiếp đến các bệnh mãn tính hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương

Hiện nay, tại các bệnh viện, cơ sở y tế để chẩn đoán loãng xương có 2 phương pháp chính là đo loãng xương và xét nghiệm máu, nước tiểu. 

Đo loãng xương

Đo loãng xương hay đo mật độ xương là phương pháp dùng tia X năng lượng kép hoặc chụp CT để xác định hàm lượng canxi và chất khoáng trong xương. Phương pháp này được thực hiện để phát hiện các vấn đề về loãng xương, mất xương. 

Đo mật độ xương là phương pháp dùng tia X năng lượng kép hoặc chụp CT
Đo mật độ xương là phương pháp dùng tia X năng lượng kép hoặc chụp CT

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ giúp kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm ra các nguy cơ làm giảm mật độ, tăng sự mật xương. 

Cách điều trị bệnh loãng xương

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị bệnh loãng xương phù hợp. 

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh loãng xương cần bổ sung khoảng 1000-1200mg canxi mỗi ngày và 800-1000 IU/ngày. Ngoài ra còn sử dụng thêm một số loại thuốc sau: 

  • Alendronate 
  • Zoledronic acid
  • Calcitonin
  • Estrogen (SERM), Raloxifene (Evista) 
  • Strontium ranelate (Protelos)
  • Deca-Durabolin và Durabolin
Canxi Cơm Unical Canxi thích hợp để bổ sung canxi hữu cơ cho bà bầu
Canxi Cơm Unical Canxi thích hợp để bổ sung canxi hữu cơ cho người mắc loãng xương

Điều trị không thuốc

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D trong bữa ăn hàng ngày. Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng quá trình trao đổi chất, tăng sự linh hoạt cho cơ bắp. 
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nắn, chỉnh xương khớp, cột sống. 

Cách phòng tránh bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm nhưng có thể phòng tránh bằng các bệnh pháp sau đây: 

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra và phát hiện sớm các dấu hiệu loãng xương
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
  • Khi xuất hiện các dấu hiệu về loãng xương cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời
  • Hạn chế sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, corticoid vì các thuốc này có thể tăng nguy cơ mắc loãng xương

Bệnh loãng xương có thể được phòng tránh nếu chúng ta có những hiểu biết về bệnh, thực hiện chế độ phòng và phối hợp điều trị. 

Trên đây là những chia sẻ về Bệnh loãng xương là gì? Điều trị loãng xương ra sao? Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về loãng xương. 

Nếu có nhu cầu bổ sung canxi và muốn tìm một sản phẩm phù hợp, xin liên hệ:

  • Hotline: 098 156 1771 –  096 8888 566
  • Facebook

Trả lời