Loãng xương là một bệnh lý không thể coi thường, đến từ nhiều nguyên do ít người ngờ tới. Bài viết dưới đây sẽ cho biết nguyên nhân loãng xương đến từ đâu, cũng như cách điều trị bệnh loãng xương ở người già như thế nào.
Loãng xương là gì
Loãng xương là bệnh giảm mật độ xương, suy giảm cấu trúc xương, làm xương trở nên yếu, giòn và xốp, dễ gãy dù gặp tai nạn nhỏ. Loãng xương thường dẫn đến gãy cổ tay, khớp háng, nguy hiểm hơn cả là gãy cột sống lưng.
Dấu hiệu
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân loãng xương, cần biết những dấu hiệu của bệnh để sớm can thiệp, điều trị, tránh gãy xương.
- Mật độ xương giảm: Mật độ xương giảm khiến cột sống bị xẹp nên biểu hiện rõ nhất là đau lưng, gù lưng, chiều cao giảm,,
- Đau nhức đầu xương: đau mỏi, nhức toàn thân, dọc theo các xương
- Đau vùng xương chịu trọng lực cơ thể: đau cột sống, thắt lưng, vùng đầu gối, hông. Cơn đau này trở lại nhiều lần, âm ỉ đau không dứt.
- Đau cột sống, thắt lưng, hai bên liên sườn: không gập người được, xoay người khó khăn, đau hơn khi vận động mạnh, đột ngột.
Nguyên nhân gây loãng xương
Sự lão hóa
Lão hóa là một trong những nguyên nhân gây loãng xương vì làm phụ nữ mãn kinh sụt giảm estrogen, nam giới giảm testosterone. Cùng với quá trình lão hóa, khối lượng xương cũng bị mất đi nhanh chóng, dẫn đến mật độ xương bị giảm đi, gây loãng xương.
Khối lượng xương
Một nguyên nhân loãng xương khác là khối lượng xương cao nhất đạt được thời thanh niên. Nếu khối lượng xương này càng cao thì khả năng bị loãng xương khi về già càng thấp
Chế độ ăn
Việc ăn uống không đầy đủ canxi và vitamin D là một trong những nguyên nhân loãng xương cơ bản. Cùng với đó, ăn quá nhiều protein, natri và caffein, ít chất xơ và vitamin cũng gây hậu quả tương tự, do làm giảm khả năng tái tạo của xương.
Chế độ vận động
Vận động ít, không rèn luyện thể thao thường xuyên làm xương thiếu dẻo dai, cơ thể giảm hấp thu các chất dinh dưỡng trong đó có canxi, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Sử dụng chất kích thích
Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều nhiều gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, không chỉ là nguyên nhân loãng xương mà còn dẫn tới nhiều bệnh lý khác.
Quá cân
Quá cân, béo phì, thừa cân sẽ tạo áp lực lớn lên xương khớp, tăng nguy cơ bệnh xương khớp như đau thắt lưng, gout, viêm khớp,…
Tính chất công việc
Công việc văn phòng, ít đi lại, ít thay đổi tư thế có thể là nguyên nhân loãng xương. Công việc quá nặng nhọc, phải mang vác nhiều cũng sẽ tác động xấu tới xương khớp.
Dùng steroid
Quá trình tái tạo xương có thể bị ảnh hưởng bởi các thuốc chứa corticosteroid. Vì vậy, không nên sử dụng các thuốc này trong một thời gian quá dài.
Tuổi tác
Tuổi tác càng cao thì nguy cơ bị loãng xương càng tăng. Người trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương cao hơn nhiều so với người trẻ.
Giới tính
Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với nam giới cùng độ tuổi.
Chủng tộc
Người châu Á có vóc dáng nhỏ con hơn so với các chủng tộc khác nên khối lượng xương cũng thấp hơn, từ đó nguy cơ bị loãng xương cũng cao hơn các chủng tộc khác.
Tiền sử bệnh
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân loãng xương cần chú ý. Nếu tiền sử gia đình có người bị loãng xương, hoặc bản thân từng bị gãy xương thì khả năng bị loãng xương cũng cao hơn.
Thể trạng
Thể trạng nhỏ bé, vóc người thấp thường có khối lượng xương thấp hơn, tốc độ mất xương nhanh hơn, dẫn đến loãng xương sớm hơn.
Cách điều trị bệnh loãng xương ở người già
Như vậy, trong các nguyên nhân loãng xương, có nhiều nguyên nhân mà người già khó tránh khỏi như tuổi tác, lão hóa, khối lượng xương. Người già cũng là đối tượng hay bị loãng xương nhất, cần có cách điều trị đúng cách và lâu dài.
Điều trị không dùng thuốc
Chế độ ăn
Người già bị loãng xương nên điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung nhiều những thực phẩm giàu canxi và vitamin D như cá hồi, sữa, rau xanh đậm, các loại hạt,.. để hỗ trợ hấp thụ canxi tốt hơn. Chế độ ăn của người cao tuổi nên lành mạnh, tránh các đồ ăn sẵn, đồ uống có gas,..
Xem thêm: 10+ Thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn tuổi và người già
Vận động
Tập thể dục nhẹ nhàng, cường độ phù hợp sẽ giúp người già thêm dẻo dai xương khớp, kết hợp với chế độ ăn uống đúng sẽ giúp xương trở nên chắc khỏe. Bên cạnh đó, người già có thể kết hợp tắm nắng để có thêm vitamin D.
Điều trị dùng thuốc
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau chỉ nên dùng khi cần thiết, một số loại như Calcitonin vừa giúp giảm đau tại vừa làm chậm tác động của tế bào hủy xương. Nên hạn chế sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau, đặc biệt là thuốc có corticosteroid vì làm ức chế quá trình tái tạo xương.
Thuốc tăng mật độ xương
Thuốc tăng mật độ xương thường được sử dụng khá phổ biến, giúp ức chế hủy xương, , làm tăng mật độ xương, điển hình là thuốc biphosphonate. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, thuốc thường tác dụng chậm, thường phải điều trị 4 – 5 năm.
Lưu ý, trước khi sử dụng thuốc tăng mật độ xương, cơ thể cần phải được cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D thì quá trình tạo xương mới tốt, sử dụng thuốc mới có hiệu quả.
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương, Canxi Cơm Unical For Rice là một giải pháp hữu hiệu dành cho người cao tuổi. Sản phẩm đã được đại học Tokyo Nhật Bản chứng minh hiệu quả đối với với người bệnh loãng xương, giúp tăng 5,1% mật độ xương sau 4 tháng sử dụng. Khi kết hợp cùng thuốc Biphosphonat, hiệu quả điều trị còn tăng lên hơn nữa.
Xem thêm: Tại sao Canxi Unical For Rice lại hấp thu lên đến 90%?
Như vậy, thông qua bài viết, độc giả đã biết được nguyên nhân loãng xương, những dấu hiệu và cách điều trị loãng xương sao cho hiệu quả. Còn bất kì thắc mắc nào về bệnh loãng xương, cũng như quan tâm về sản phẩm Canxi Cơm xuất xứ Nhật Bản, xin liên hệ với công ty chúng tôi qua:
Địa Chỉ: Số 10, ngõ 266 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 098 156 1771 – 096 8888 566
Bổ sung canxi hữu cơ lactate, tỉ lệ hấp thụ lên tới 99%
Nguồn gốc Nhật Bản, thành phần thiên nhiên, không gây nóng trong
Tiện dụng, đơn giản, nấu cùng cơm, canh, cháo, sữa nóng… ăn hàng ngày