Bệnh loãng xương có chữa được không? 

Loãng xương là một bệnh lý phổ biến của người lớn tuổi khiến chân tay tê mỏi, đau nhức, thoái hóa xương khớp, tăng nguy cơ gãy xương và mắc các bệnh về tim mạch. Vậy bệnh loãng xương có chữa được không? 

Giới thiệu tổng quan loãng xương

Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ chất khoáng của xương giảm và cấu trúc xương trở nên mỏng và yếu hơn. Khi mắc loãng xương, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị gãy xương cao dù va chạm nhẹ. 

Bệnh loãng xương thường không ra triệu chứng rõ ràng nào ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như đau lưng, gãy xương dù va chạm nhẹ, giảm chiều cao, lưng gù,… Nếu bạn nghi ngờ bản thân mình có thể mắc loãng xương thì hãy đi khám để xác định tình trạng sức khỏe của mình. 

Nguyên nhân chính gây ra loãng xương là sự mất cân bằng của quá trình hình thành và phá hủy xương trong cơ thể. Ngoài ra, tuổi tác, di truyền, thiếu canxi và vitamin D, sử dụng chất kích thích, thiếu hoạt động thể chất, các bệnh liên quan đến nội tiết cũng là yếu tố hàng đầu gây ra loãng xương. 

Xem thêm: Triệu chứng, biểu hiện, dấu hiệu loãng xương

Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ chất khoáng của xương giảm
Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ chất khoáng của xương giảm

Bệnh loãng xương nguy hiểm như thế nào

Bệnh loãng xương có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Sau đây là một số tác động của bệnh với sức khỏe con người:  

  • Gãy xương dù va chạm nhẹ: Khi mật độ xương giảm, xương trở nên mỏng và yếu hơn, dẫn đến người bệnh có nguy cơ cao bị gãy xương trong các hoạt động thường ngày. 
  • Đau xương khớp: Do mật độ và cấu trúc xương không ổn định khiến người bệnh có thể gặp các cơn đau xương khớp kéo dài, gây bất tiện trong cuộc sống. 
  • Giảm chiều cao và cong vẹo cột sống: Mật độ xương suy giảm gây ra các vấn đề về cột sống, khiến người bệnh giảm chiều cao, cong vẹo cột sống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. 
  • Suy giảm khả năng vận động: Bệnh loãng xương gây đau nhức xương khớp, tăng nguy cơ gãy xương khiến người bệnh đi lại khó khăn và làm giảm chất lượng cuộc sống. 
  • Tăng nguy cơ mắc tai biến: Người mắc loãng xương có nguy cơ cao mắc các tai biến sau gãy xương, nhiễm trùng, sưng viêm, thậm chí là tử vong so với người bình thường. 

Để giảm nguy cơ và tác động của bệnh loãng xương với cơ thể thì người bệnh cần có một phác đồ điều trị trị phù hợp. 

Xem thêm: Bệnh loãng xương có nguy hiểm không ?

Bệnh loãng xương có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người
Bệnh loãng xương có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người

Bệnh loãng xương có chữa được không? 

Bệnh loãng xương có chữa được không? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay. 

Bệnh loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh đừng lo lắng vì người bệnh có thể cải thiện tình trạng xương từ từ. 

Một phác đồ điều trị bệnh loãng xương thường phục vụ mục đích sau: 

  • Phục hồi lại cấu trúc xương về tình trạng ban đầu
  • Tăng dần mật độ khoáng hóa xương
  • Tăng khối lượng xương cho người bệnh
  • Ngăn chặn sự suy giảm mật độ xương
  • Giữ người bệnh có tâm lý thoải mái nhất 
  • Giúp nguy cơ mắc tai biến sau gãy xương, phẫu thuật

Người mắc loãng xương cần hiểu rằng điều trị loãng xương là một quá trình dài hạn, không phải một sớm một chiều. Vì vậy, người bệnh cần sự kiên trì theo đuổi phác đồ điều trị, tái khám định kỳ, có kế hoạch sinh hoạt phù hợp để duy trì sức khỏe xương, giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Bệnh loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể cải thiện từ từ
Bệnh loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể cải thiện từ từ

Bệnh loãng xương điều trị như thế nào?

Bệnh loãng xương có chữa được không? Bệnh loãng xương không chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể cải thiện tình trạng xương bằng các phương pháp điều trị sau: 

Điều trị bằng thuốc

Bisphosphonates

Bisphosphonates là thuốc điều trị loãng xương được dùng cho phụ nữ mãn kinh, người lớn tuổi, người nghiện rượu bia, thuốc lá với tác dụng làm ức chế, chậm quá trình phân hủy của xương. Người bệnh thường được sử dụng thuốc trong 3-5 năm. Một số nhóm thuốc Bisphosphonates chính: Alendronate, Ibandronate, Risedronate, Axit zoledronic. 

Denosumab (Prolia®)

Denosumab (Prolia®) là một loại thuốc sinh học điều trị loãng xương, được dùng để ngăn chặn quá trình thoái hóa xương, ức chế hoạt động của tế bào phá hủy xương. Lưu ý là thuốc này chỉ sử dụng khi các phương pháp khác không đem lại hiệu quả. 

Điều trị loãng xương bằng thuốc
Điều trị loãng xương bằng thuốc

Thuốc tăng khả năng tái tạo xương

Thuốc tái tạo xương giúp tăng cường mật độ xương của người bệnh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là: Romosozumab-aqqg (Evenity®), Teriparatide (Forteo®) và Abaloparatide (Tymlos®). 

Thuốc bổ sung canxi

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, vì vậy người mắc loãng xương cần canxi cho quá trình phục hồi. Mỗi ngày người bệnh cần 800-1500mg canxi. Một sản phẩm bổ sung canxi tốt cho người bệnh là Canxi cơm Unical for rice.

Canxi cơm là canxi hữu cơ, cho tỷ lệ hấp thu lên tới 90% mà không cần vitamin D, không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, sản phẩm còn được Đại học Tokyo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong 4 tháng với các bệnh nhân mắc loãng xương. Kết quả là sản phẩm thực sự làm tăng mật độ xương của người bệnh. 

Canxi cơm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương
Canxi cơm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương

Điều trị không thuốc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương thì người bệnh cần thực hiện một số điều sau: 

Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu canxi 

Cách điều trị hiệu quả và an toàn nhất là bổ sung bằng thực phẩm giàu canxi qua chế độ ăn hàng ngày. Người bệnh nên ăn nhiều sữa, sữa chua, phô mai, hải sản, cá, rau xanh, đậu, hạt, hoa quả. Nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm và chia nhỏ bữa ăn hàng ngày. 

Người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý
Người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý

Tăng cường hoạt động thể chất

Các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, yoga giúp tăng cường sức khỏe cơ xương, tăng khả năng tái độ và phục hồi xương khớp. Nên tập thể dục đều đặn và ít nhất 30 phút mỗi ngày. 

Thay đổi lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh loãng xương. Người bệnh hạn chế uống rượu bia, hút thuốc vì chúng gây hại đến xương. Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần thoải mái. 

Các cách phòng ngừa bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh. Vì vậy, để phòng ngừa cần: 

  • Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày. 
  • Nên bổ sung canxi trong từng giai đoạn phát triển của cơ thể, nhất là với trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ mãn kinh, người lớn tuổi. 
  • Tạo thói quen tập thể dục đều đặn với các bài tập đi bộ, chạy, nhảy dây, bơi lội, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê vì ảnh hưởng đến sức khỏe xương. 
  • Tránh nguy cơ ngã và chấn thương vì chúng có thể gây gãy xương, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để được xét nghiệm, phát hiện nguy cơ mắc loãng xương sớm. 

Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương và duy trì sức khỏe xương tốt trong suốt cuộc sống. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để được xét nghiệm, phát hiện nguy cơ mắc loãng xương sớm.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để được xét nghiệm, phát hiện nguy cơ mắc loãng xương sớm.

Bệnh loãng xương gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể hòa nhập cuộc sống bình thường. Hy vọng bài viết Bệnh loãng xương có chữa được không sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về loãng xương. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến canxi và các sản phẩm bổ sung canxi, hãy liên hệ ngay với canxicom.vn để được hỗ trợ: 

 

 

Trả lời