Giải đáp trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu vitamin nào?

Còi xương là bệnh lý nguy hiểm, khiến trẻ nhỏ quấy khóc, chậm phát triển, chân vòng kiềng, co giật, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Vậy bệnh còi xương từ đâu mà ra? Trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu vitamin nào? Phải làm sao để điều trị còi xương? Bài viết dưới đây của Canxi Cơm sẽ giải đáp những thắc mắc trên. 

Dấu hiệu trẻ bị còi xương

Để giải đáp câu hỏi “Trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu vitamin nào?”, các mẹ nên nhận biết những dấu hiệu trẻ bị còi xương để kịp thời điều trị từ sớm. Những dấu hiệu còi xương của trẻ tăng lên về mức độ và nhiều hơn về số lượng theo từng giai đoạn:

Giai đoạn còi xương đầu 

Giai đoạn này thường bắt đầu vào 6 tháng đầu đời của trẻ.Trẻ thường xuyên quấy khóc ban đêm, ra mồ hôi nhiều, tóc vùng gáy rụng thưa, mặt trẻ xanh xao, trẻ bị viêm phổi nhiều đợt kéo dài không dứt, v.v. Đây là các dấu hiệu sớm của căn bệnh còi xương. 

Còi xương khiến trẻ hay quấy khóc
Còi xương khiến trẻ hay quấy khóc

Giai đoạn còi xương cấp 

Khi bệnh lý diễn biến nghiêm trọng hơn, thì trẻ bị còi xương cấp tính. Ngoài các triệu chứng ở giai đoạn còi xương nhẹ, trẻ có thêm các biểu hiện như thường xuyên ói hoặc nấc khi ăn, thở khò khè, đôi khi bị co giật vì hạ canxi máu, trẻ cũng có biểu hiện bị thiếu máu như xanh xao, mệt mỏi… v.v. 

Trẻ xanh xao, mệt mỏi là dấu hiệu bị còi xương
Trẻ xanh xao, mệt mỏi là dấu hiệu bị còi xương

Giai đoạn còi xương nặng 

Giai đoạn này thể hiện rõ ràng nhất các dấu hiệu còi xương đặc trưng và thường diễn ra khi trẻ không được điều trị còi xương từ giai đoạn sớm và cấp. Những dấu hiệu thường sẽ chia theo độ tuổi, bố mẹ trẻ có thể dễ dàng nhận ra từ sớm.

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Trẻ mọc răng rất chậm, mọc lệch, xương sọ bị mềm hơn trẻ bình thường, dáng đầu dị dạng và méo mó do tư thế nằm, khó vận động và chậm biết bò, trườn, đứng và đi lại,… 
  •  Trẻ trên 1 tuổi: Xương ngực trẻ có dấu hiệu nhô lên, khung xương chậu nhỏ hẹp, …
Chậm biết đi là biểu hiện của trẻ bị còi xương
Chậm biết đi là biểu hiện của trẻ bị còi xương

Ngay khi trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ cần hết sức lưu tâm, đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, giúp trẻ được điều trị từ sớm, tránh các biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.

Nguyên nhân trẻ bị còi xương

Qua phần trên, chúng ta đã phần nào hiểu được những dấu hiệu và sự nguy hiểm của bệnh còi xương tác động đến trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ bị còi xương từ đâu? Trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu vitamin nào? 

Nguyên nhân trẻ bị còi xương khá đa dạng, nhưng chủ yếu gồm có 3 yếu tố sau tác động đến trẻ: 

  • Trẻ đẻ non hoặc trẻ sinh đôi: Trẻ sinh thiếu tháng (đẻ non), trẻ sinh đôi có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn so với các trẻ sơ sinh bình thường. Nếu không được cung cấp đủ vitamin D, nguy cơ còi xương ở trẻ cũng cao.
  • Trẻ mập mạp hoặc béo phì: Thông thường trẻ suy dinh dưỡng sẽ có nhu cầu canxi, photpho và vitamin D cao hơn so với trẻ khác. Cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ cho trẻ. Nếu không, xương trẻ sẽ trở nên yếu hơn, lại phải chịu sức ép nhiều do cân nặng lớn, khiến bộ xương của trẻ sẽ dễ bị dị dạng. 
  • Trẻ không được vận động thường xuyên: Nhiều cha mẹ quá bao bọc trẻ, hạn chế cho trẻ ra ngoài vì sợ trẻ bị ốm mà không biết rằng như vậy là vô tình làm gia tăng nguy cơ còi xương ở trẻ. Những trẻ ít vận động ngoài trời sẽ không được hấp thụ lượng vitamin D tổng hợp từ ánh sáng mặt trời. 
Có rất nhiều nguy cơ khiến trẻ bị còi xương
Có rất nhiều nguy cơ khiến trẻ bị còi xương

Trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu vitamin nào?

Qua những phần trên, chắc hẳn các mẹ đã hiểu thêm về những nguyên nhân khiến cho trẻ bị còi xương. Vậy trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu vitamin nào? Câu trả lời chắc chắn là vitamin D. Bệnh còi xương xảy ra khi trẻ bị thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa khiến khó khăn trong việc hấp thụ loại vitamin này. 

Vitamin D (gồm D2 đến D7) đảm nhiệm rất nhiều vai trò trong cơ thể, đặc biệt thiếu vitamin D sẽ dẫn tới bệnh còi xương, do khi thiếu vitamin D thì cơ thể bị:

  • Hấp thụ canxi và photpho tại thành ruột kém, tỉ lệ đào thải canxi tăng do lượng canxi được tái hấp thu ở thận giảm
  • Tỉ lệ canxi hóa sụn tăng trưởng giảm sút, trẻ em phát triển kém
  • Lượng canxi trong máu giảm, dẫn đến cơ thể phải rút canxi từ xương để ổn định canxi máu, xương của trẻ trở nên yếu hơn, phát triển chậm, trẻ bị còi xương, xương có thể biến dạng, gây nên chân vòng kiềng, chân chữ X,…
Trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu vitamin D
Trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu vitamin D

Như vậy, thắc mắc “Trẻ bị còi xương khi thiếu vitamin nào?” đã được giải đáp. Bệnh còi xương hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách cung cấp đầy đủ vitamin D và canxi cho trẻ qua thực phẩm hàng ngày, tổng hợp qua ánh sáng mặt trời và những sản phẩm bổ sung canxi hiệu quả như Canxi Cơm Unical For Rice

Canxi Cơm Unical For Rice là sản phẩm bổ sung canxi có xuất xứ Nhật Bản, tỉ lệ hấp thu canxi ở trẻ em lên tới 99%, bổ sung canxi hiệu quả, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh còi xương hiệu quả. Sản phẩm là canxi hữu cơ nên rất lành tính, không tác dụng phụ, không gây táo bón, lắng đọng và nóng trong nên mẹ yên tâm sử dụng cho bé. Nếu quan tâm về sản phẩm, xin liên hệ: 

Trả lời