Nhận biết 8+ dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ em

Còi xương ở trẻ em là căn bệnh gây biến dạng xương, nguy hại tới sức khỏe của trẻ, thậm chí dẫn tới tử vong. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ em, đồng thời cung cấp những hình ảnh trẻ bị còi xương để cha mẹ kịp thời phát hiện bệnh và cho trẻ điều trị.

Bệnh còi xương ở trẻ em là gì? 

Trước khi biết những dấu hiệu trẻ bị còi xương, phụ huynh cần hiểu cơ bản về căn bệnh này. Còi xương là căn bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu vitamin D do không được bổ sung đủ hoặc bị rối loạn chuyển hóa. Còi xương hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

Điều này xảy ra do vitamin D có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Gồm từ D2-D7, mạnh nhất là D2, D3, vitamin D không thể thiếu trong quá trình hình thành xương nhờ:

  • Tăng tỉ lệ hấp thu canxi và photpho tại thành ruột, giảm tỉ lệ đào thải canxi nhờ tăng tái hấp thu canxi ở thận
  • Giúp canxi hóa sụn tăng trưởng, giúp trẻ em phát triển hệ xương

Chính vì vậy, nếu vitamin D, trẻ em sẽ bị còi xương do ruột giảm hấp thu canxi, photpho, khiến canxi huyết giảm, lượng canxi trong xương giảm do phải ưu tiên ổn định canxi trong máu, khiến trẻ gầy yếu, chậm lớn, chân vòng kiềng,…

Bệnh còi xương xuất hiện do trẻ bị thiếu vitamin D
Bệnh còi xương xuất hiện do trẻ bị thiếu vitamin D

Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ em 

Ngoài thiếu vitamin D  khiến chuyển hóa canxi và photpho gặp vấn đề, trẻ bị còi xương do nhiều nguyên nhân khác, như:

  • Trẻ đẻ non, sinh đôi: Trẻ sinh thiếu tháng, sinh đôi có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn, nếu không được bổ sung đầy đủ thì nguy cơ bị còi xương cũng rất cao.
  • Trẻ mũm mĩm, béo phì: Những trẻ này thường có nhu cầu canxi, photpho và vitamin D cao hơn so với trẻ bình thường, nếu không được đáp ứng đủ, xương trẻ sẽ trở nên yếu ớt hơn, lại chịu áp lực lớn từ cân nặng, nên hệ xương của trẻ rất dễ bị biến dạng.
  • Trẻ ít vận động: Trẻ em ít được bố mẹ cho vận động ngoài trời có nguy cơ bị còi xương nhiều hơn trẻ khác do không nhận được vitamin D tổng hợp ánh nắng mặt trời. 
Trẻ sinh đôi có nguy cơ bị thiếu vitamin D gây còi xương nhiều hơn
Trẻ sinh đôi có nguy cơ bị thiếu vitamin D gây còi xương nhiều hơn

Nhận biết dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ em 

Cha mẹ có thể phát hiện trẻ bị còi xương từ sớm bằng nhiều cách, ngoài xem xét những yếu tố nguy cơ, nếu trẻ có những dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đi khám vì rất có thể trẻ đã bị còi xương:

Giai đoạn sớm (Bắt đầu trong 6 tháng đầu)

Trẻ có biểu hiện khó ngủ, hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, tóc sau gáy rụng hình vành khăn, da trẻ tái xanh, bị viêm phổi nhiều lần dai dẳng không khỏi,…. Đây là những dấu hiệu khởi phát bệnh còi xương.

Tóc rụng vành khăn là dấu hiệu còi xương
Tóc rụng vành khăn là dấu hiệu còi xương

Giai đoạn cấp

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, trẻ bị còi xương cấp ngoài những biểu hiện như giai đoạn còi xương sớm, còn có thêm những triệu chứng như hay nôn, nấc khi ăn, thở rít, bị co giật do canxi huyết hạ, bị thiếu máu,..

Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu
Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu

Giai đoạn nặng

Giai đoạn này biểu hiện rõ nhất những dấu hiệu còi xương điển hình, xảy ra khi bố mẹ không can thiệp kịp thời ở giai đoạn sớm và cấp. Cụ thể trẻ bị còi xương nặng sẽ có những dấu hiệu như:

  • Trẻ dưới 12 tháng: Mọc răng chậm, lộn xộn, xương sọ bị mềm hơn trẻ bình thường, hình dáng đầu biến dạng, méo mó, chậm phát triển, chậm biết ngồi, bò, đi, đứng so với trẻ bình thường.
  • Trẻ trên 12 tháng: Xương lồng ngực nhô ra, chân vòng kiềng, khung chậu hẹp,..
Răng mọc chậm là dấu hiệu còi xương ở trẻ
Răng mọc chậm là dấu hiệu còi xương ở trẻ

Hình ảnh trẻ bị còi xương

Ngoài xem xét xem trẻ bị còi xương thông qua các dấu hiệu, mẹ nên nằm lòng một số hình ảnh trẻ bị còi xương để nhận biết sớm nếu bé bị mắc bệnh. 

Trẻ bị còi xương có xương chân biến dạng
Trẻ bị còi xương có xương chân biến dạng
Hình ảnh trẻ bị còi xương
Hình ảnh trẻ bị còi xương
Hình ảnh tiêu biểu cho trẻ bị còi xương
Hình ảnh tiêu biểu cho trẻ bị còi xương

Phòng ngừa, điều trị bệnh còi xương ở trẻ

Mẹ có thể tránh cho trẻ những dấu hiệu trẻ bị còi xương nếu chăm sóc trẻ đúng cách, khoa học. Để phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý:

  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ngay từ khi mới sinh đến 6 tháng đầu đời
  • Không nên cho trẻ sơ sinh và mẹ mới sinh nằm trong phòng thiếu ánh sáng và ngột ngạt. Cần sắp xếp cho mẹ và bé ở nơi có ánh sáng, thoáng mát, sẽ có thêm vitamin D và tăng sức đề kháng.
  • Trẻ nên được tắm nắng đúng cách, mỗi ngày khoảng 3 – 10 phút. Nếu trẻ được sinh ra vào thời điểm mùa đông ít nắng, nên được bổ sung vitamin D để phòng bệnh còi xương.
  • Người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và trẻ em khi đến tuổi ăn dặm cần ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đủ canxi và vitamin D.
  • Trẻ em từ 2 tuổi, mẹ bầu, mẹ mới sinh có thể bổ sung canxi thông qua những sản phẩm bổ sung như Canxi Cơm Unical For Rice để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, phát triển tốt, phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ và loãng xương ở mẹ.

Như vậy, bài viết trên đã cho biết những dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ em, giúp cha mẹ nhận biết sớm bệnh, đồng thời cung cấp những cách đơn giản để phòng ngừa và điều trị trẻ bị còi xương. 

Để phòng ngừa bệnh còi xương từ gốc, ngoài bổ sung vitamin D, trẻ nên được cung cấp đầy đủ canxi. Độc giả quan tâm tới việc bổ sung canxi, phòng ngừa còi xương cho trẻ, xin liên hệ với chúng tôi:

Trả lời