Loãng xương là căn bệnh nguy hiểm, cần có phương pháp điều trị loãng xương đúng cách để phục hồi, tránh biến chứng đáng tiếc. Cùng Canxi Cơm tìm hiểu phác đồ điều trị loãng xương Bộ Y tế qua bài viết dưới đây.
Phác đồ điều trị loãng xương Bộ Y tế
Để xây dựng một phác đồ điều trị loãng xương, người bệnh cần được được bác sĩ thăm khám và thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán bệnh như sau:
- Đo mật độ xương: Bệnh nhân sẽ được đo mật độ xương để xác định xem có bị suy giảm mật độ xương không. Phương pháp thường được sử dụng là chụp CT hoặc chụp bằng tia X. Bằng cách này, lượng canxi, khoáng chất có trong xương sẽ được xác định, giúp bác sĩ chẩn đoán loãng xương, xem xương có bị mỏng, yếu hay giảm khối lượng không.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: Song song với phương pháp đo loãng xương, bác sĩ có thể cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Đây là xét nghiệm giúp bác sĩ kiểm tra nội tiết tố, và xác định một số nguyên nhân gây loãng xương để có hướng điều trị phù hợp.
Sau khi có kết quả đo loãng xương cũng như xét nghiệm máu, nước tiểu, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Đây là lúc bác sĩ lên phác đồ điều trị loãng xương Bộ Y tế phù hợp với từng bệnh nhân.
Phương pháp không sử dụng thuốc
Nằm trong những cách điều trị loãng xương Bộ Y tế, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số phương pháp điều trị loãng xương không dùng thuốc như:
- Bổ sung canxi qua chế độ ăn uống: Bệnh nhân loãng xương rất cần canxi để cải thiện mật độ xương, giúp điều trị bệnh loãng xương. Bệnh nhân có thể bổ sung canxi qua những thực phẩm như: sữa, phô mai, rau màu xanh đậm, chuối, cam, rong biển, cua đồng,…
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Thường xuyên vận động sẽ giúp canxi hấp thu dễ dàng hơn vào cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. Vì vậy, bệnh nhân loãng xương nên tập luyện thể thao thường xuyên, thận trọng khi lao động, sinh hoạt, tránh bị ngã vì dễ bị rạn, gãy xương.
- Sử dụng nẹp chỉnh hình: Sử dụng dụng cụ nẹp giúp giảm áp lực lên xương hông, các đầu xương, cột sống,..
Phương pháp dùng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân loãng xương sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc chống hủy xương: Bisphosphonat, Calcitonin, Alendrona, Raloxifen, SERMs
- Thuốc có tác dụng kép chống hủy xương và tạo xương: Strontium ranelat
- Các thuốc bổ sung canxi và vitamin D
Xem thêm: Thuốc điều trị loãng xương phổ biến và lời khuyên khi sử dụng
Điều trị biến chứng
Điều trị biến chứng là một phần quan trọng phác đồ điều trị loãng xương Bộ Y tế. Bệnh nhân loãng xương có thể gặp nhiều biến chứng như rạn, gãy xương, và bị đau đớn do bệnh, nên thường điều trị biến chứng gồm:
- Điều trị giảm đau: dùng thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroids, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau,…
- Điều trị gãy xương: phẫu thuật, đeo nẹp, thay đốt sống, bơm xi măng sinh học,…
Điều trị lâu dài
Trong quá trình thực hiện phác đồ điều trị loãng xương Bộ Y tế, bệnh nhân có thể được điều trị lâu dài bằng một số biện pháp:
- Thường xuyên được theo dõi sát sao, kiểm tra hiệu quả điều trị
- Đo loãng xương thường xuyên để đánh giá hiệu quả điều trị
- Điều trị trong thời gian dài, 3 – 5 năm, sau đó đánh giá lại tình trạng bệnh, từ đó đưa ra các phương án trị liệu tiếp theo.
Lưu ý khi chăm sóc người bệnh đang điều trị loãng xương theo phác đồ của Bộ Y tế
Khi chăm sóc người bệnh đang điều trị theo phác đồ điều trị loãng xương Bộ Y tế, cần lưu ý một số điểm sau để kết quả điều trị được hiệu quả:
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Bệnh nhân loãng xương nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, chứa nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D, giúp tăng mật độ xương, hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả, lại giúp tăng cường sức khỏe. Người chăm sóc cũng nên lưu ý cách chế biến phù hợp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, có thể chia thành nhiều bữa để dễ ăn, dễ hấp thu.
Xem thêm: 10+ Thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn tuổi và người già
Chế độ vận động phù hợp
Vận động ở mức độ phù hợp rất tốt cho bệnh nhân loãng xương. Người bệnh không nên để thừa cân, béo phì. Tập luyện nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh, đột ngột sẽ phù hợp cho người bệnh, nhất là với những bệnh nhân đã có tuổi.
Tránh vấp ngã
Người bệnh loãng xương có xương giòn và dễ gãy nên té ngã rất nguy hiểm, nhất là vị trí gãy nguy hiểm như cột sống, xương hông,… có thể khiến bệnh nhân bị tàn tật, thậm chí là tử vong.
Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân loãng xương điều trị theo phác đồ điều trị loãng xương Bộ Y tế, cần lưu ý:
- Không để bệnh nhân phải di chuyển qua nhưng đường nguy hiểm, dễ trơn trượt, nhiều sỏi đá,…. Chọn giày chống trơn trượt cho bệnh nhân.
- Nên có người hỗ trợ bệnh nhân đi lại, di chuyển trên cầu thang, đường khó đi,…
- Trong nhà cần để đồ đạc gọn gàng, đảm bảo ánh sáng đầy đủ, sàn nhà khô ráo, không bị trơn để tránh bệnh nhân bị vấp ngã
- Trang bị thêm tay vịn ở những vị trí như nhà tắm, cầu thang để bệnh nhân đi lại an toàn hơn.
- Tránh sử dụng những thuốc có tác dụng phụ gây chóng mặt, hoa mắt,..
Sử dụng sản phẩm bổ sung canxi
Bên cạnh áp dụng phác đồ điều trị loãng xương Bộ Y tế, bệnh nhân có thể bổ sung canxi qua những thực phẩm chức năng như Canxi Cơm Unical For Rice. Sản phẩm đã được nghiên cứu giúp hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả, giúp tăng mật độ xương, đặc biệt tăng hiệu quả khi kết hợp cùng với các thuốc điều trị loãng xương như Bisphosphonat.
Canxi Cơm Unical For Rice có xuất xứ Nhật Bản, sử dụng canxi hữu cơ và những thành phần thiên nhiên nên rất dễ hấp thụ, tỷ lệ hấp thu trên 90%, lại lành tính, an toàn và rất dễ sử dụng nên sử dụng rất phù hợp để hỗ trợ trong quá trình điều trị loãng xương.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu phác đồ điều trị loãng xương Bộ Y tế, giúp bệnh nhân loãng xương hiểu hơn về hướng điều trị. Người bệnh quan tâm về sản phẩm Canxi Cơm, giúp hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương, xin liên hệ:
- Địa Chỉ: Số 10, ngõ 266 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 098 156 1771 – 096 8888 566
Bổ sung canxi hữu cơ lactate, tỉ lệ hấp thụ lên tới 99%
Nguồn gốc Nhật Bản, thành phần thiên nhiên, không gây nóng trong
Tiện dụng, đơn giản, nấu cùng cơm, canh, cháo, sữa nóng… ăn hàng ngày