Bệnh còi xương là căn bệnh khiến xương trẻ bị yếu, tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy những biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ em là gì? Còi xương và suy dinh dưỡng khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Còi xương là bệnh gì?
Bệnh còi xương là bệnh thiếu hụt vitamin D do không được bổ sung vitamin D hàng ngày qua ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm, hoặc do rối loạn vitamin D khiến việc hấp thụ canxi bị hạn chế.
Độ tuổi mắc bệnh còi xương thường dưới 3 tuổi. Theo nghiên cứu, hiện nay ở nước ta có tới 10% trẻ ở độ tuổi này mắc bệnh còi xương. Đây là căn bệnh không thể coi thường, vì ảnh hưởng rất lớn đến tầm vóc, sự phát triển của trẻ sau này, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ.
Biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ em
Tóc rụng vành khăn
Nhắc tới những biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ em, không thể thiếu tóc rụng vành khăn. Khi bị còi xương, trẻ sẽ thiếu hụt canxi và vitamin D, không chỉ xương bị ảnh hưởng mà tóc cũng yếu và dễ gãy.
Biểu hiện này thường gặp ở các em bé dưới 6 tháng tuổi, trong giai đoạn đầu của bệnh. Trẻ lúc này thường nằm nhiều, tóc bị rụng ở phần gáy, tạo thành hình vành khăn.
Khó ngủ, quấy khóc nhiều buổi đêm
Khi mắc bệnh còi xương, lượng canxi cũng thiếu hụt, khiến cho hệ thần kinh trung ương không ổn định, trẻ trở nên khó ngủ, hay quấy khóc đêm và ngủ không đủ giấc do vỏ não bị hưng phấn.
Đổ mồ hôi trộm
Đổ mồ hôi trộm là biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ đổ mồ hôi nhiều ở phần trán, gáy, nhất là lúc đêm, dù thời tiết không oi bức, khó chịu thì rất có thể trẻ bị bệnh còi xương.
Nôn khi ăn, rít thanh quản
Đây là biểu hiện thường gặp đối với những trẻ bước vào giai đoạn còi xương cấp. Trẻ thường buồn nôn, nôn khi ăn, thở khò khè, rít thanh quản, da xanh xao, mệt mỏi do ảnh hưởng của bệnh.
Chậm biết lẫy, bò, đứng, đi
Biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ em rõ nhất ở giai đoạn trẻ em bị còi xương nặng, trẻ sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc phát triển vận động. Xương của trẻ cũng bị mềm và dễ biến dạng, dẫn đến trẻ có thể bị chân chữ O, chân chữ X, khung xương chậu hẹp,…
Mọc răng chậm
Còi xương không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn tác động đến sự phát triển của răng. Trẻ bị còi xương thường mọc răng chậm hoặc rất chậm, răng khi mọc thường lệch lạc, yếu. Điều này xảy ra bởi trẻ không có đủ canxi giúp cho răng chắc khỏe.
Thóp chậm liền
Trẻ bị còi xương thiếu canxi sẽ có biểu hiện như thóp liền muộn. Trẻ bình thường sẽ đóng thóp sau 12 – 18 tháng, nếu sau thời gian này mà thóp vẫn chưa liền, đầu trẻ có dấu hiệu méo mó thì rất có thể trẻ đã bị bệnh còi xương.
Biếng ăn, chán ăn
Khi bị bệnh còi xương, trẻ sẽ có những biểu hiện như chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon. Tình trạng này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé, đặc biệt là khi hệ miễn dịch đã bị suy giảm do bệnh còi xương.
Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng?
Qua phần trên, chúng ta đã biết được những biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ em. Còi xương và suy dinh dưỡng là hai bệnh phổ biến và hay bị nhầm lẫn với nhau. Sau đây là một số điểm khác biệt giữa còi xương và suy dinh dưỡng:
- Ngoại hình: Trẻ suy dinh dưỡng thường gầy bé, còi cọc. Trẻ còi xương có thể còi cọc hoặc không, nhiều trẻ em mũm mĩm nhưng vẫn bị còi xương, cũng có những trẻ em gầy nhỏ nhưng chỉ bị suy dinh dưỡng chứ không bị còi xương.
- Cách điều trị: Để điều trị còi xương, cách duy nhất là bổ sung vitamin D và canxi. Trong khi đó, để điều trị suy dinh dưỡng, cần bổ sung nhiều dưỡng chất khác nhau.
- Nguyên nhân: Suy dinh dưỡng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng, khiến trẻ kém hơn trẻ bình thường cả về cân nặng lẫn chiều cao. Bệnh còi xương do không được cung cấp đủ vitamin D, canxi và photpho nên những trẻ bụ bẫm cũng có thể mắc do nhu cầu những chất này nhiều hơn trẻ bình thường.
Cách phòng và điều trị bệnh còi xương
Như vậy, chúng ta đã biết được những biểu hiện bệnh còi xương, để phòng và điều trị bệnh còi xương cho trẻ, các mẹ nên chú ý:
- Cho trẻ tắm nắng đều đặn, đúng cách: Các mẹ nên cho mẹ tắm nắng từ 10 – 15 phút vào buổi sáng trước 9 giờ, nên để lộ chân, tay, lưng, bụng để có vitamin D tổng hợp từ ánh nắng.
- Bổ sung vitamin D cho trẻ: Cho trẻ uống vitamin D với liều khoảng 4000 UI/ngày trong khoảng thời gian khoảng 4 – 8 tuần. Ngoài ra có thể bổ sung qua những thực phẩm giàu vitamin D như đậu phụ, cá hồi, đậu nành,..
- Bổ sung canxi cho trẻ: Bổ sung qua những thực phẩm giàu canxi, có thể tăng hiệu quả bằng cách sử dụng sản phẩm Canxi Cơm Unical For Rice. Sản phẩm cung cấp lượng canxi hữu cơ lớn, có tỉ lệ hấp thụ lên tới hơn 90%, dùng được cho cả trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, đặc biệt an toàn, lành tính, hiệu quả lại cao.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
- Cho dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ: Dầu sẽ giúp hòa tan vitamin D, giúp hấp thụ hiệu quả
- Chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, không bỏ nhiều gia vị vào đồ ăn của trẻ
Nói tóm lại, bài viết trên đã nêu lên những biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ em, mong độc giả lưu ý để ngăn ngừa và điều trị còi xương hiệu quả. Độc giả có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm Canxi Cơm, xin liên hệ qua:
- Địa Chỉ: Số 10, ngõ 266 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 098 156 1771 – 096 8888 566
Bổ sung canxi hữu cơ lactate, tỉ lệ hấp thụ lên tới 99%
Nguồn gốc Nhật Bản, thành phần thiên nhiên, không gây nóng trong
Tiện dụng, đơn giản, nấu cùng cơm, canh, cháo, sữa nóng… ăn hàng ngày