Bệnh còi xương là gì? Điều trị bệnh còi xương ra sao?

Bệnh còi xương là gì? Điều trị bệnh còi xương ra sao? Đây là những câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm trong hành trình chăm con. Hãy cùng Canxi cơm tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây. 

Bệnh còi xương là gì?

Còi xương là tình trạng rối loạn về cấu trúc và chức năng của hệ xương, xảy ra do sự thiếu vitamin D, canxi hoặc phosphate trong cơ thể. Nó khiến xương trở nên mềm, yếu và dễ gãy hơn bình thường. 

Còi xương thường xảy ra ở trẻ em, khiến các em chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ. 

Tuy nhiên, còi xương cũng xảy ra ở người lớn, gọi là nhuyễn xương. 

Bệnh còi xương có 3 dạng phổ biến là còi xương bào thai, còi xương sớm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và còi xương ở trẻ lớn trên 6 tháng tuổi. 

Còi xương là tình trạng rối loạn về cấu trúc và chức năng của hệ xương
Còi xương là tình trạng rối loạn về cấu trúc và chức năng của hệ xương

Nguyên nhân bệnh còi xương

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt canxi và vitamin D. Vitamin D giúp canxi tổng hợp vào xương tốt hơn. Nguồn vitamin D chủ yếu được lấy từ ánh sáng mặt trời và do chế độ ăn uống giàu vitamin D. 

Ngoài vitamin D thì thiếu vitamin K2, một protein vận chuyển canxi vào xương hay một số khoáng chất khác như magie, kẽm cũng dẫn đến còi xương. 

Trong một số trường hợp sử dụng thuốc chống động kinh, thuốc kháng virus dùng điều trị HIV cũng khiến cơ thể thiếu vitamin D, từ đó gây còi xương. 

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt canxi và vitamin D
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt canxi và vitamin D

Dấu hiệu còi xương

Một số dấu hiệu của bệnh còi xương mà cha mẹ có thể phát hiện sớm cho con yêu:

  • Gãy xương dễ dàng: Trẻ em bị còi xương thường có khả năng gãy xương dễ dàng hơn so với trẻ em khác. Những gãy xương thường xảy ra trong các vùng như xương đùi, xương cánh tay và xương cột sống.
  • Tăng kích thước đầu: Bệnh còi xương có thể gây ra tăng kích thước đầu so với cơ thể, gây sự mất cân đối trong việc phát triển.
  • Chậm phát triển: Bệnh còi xương khiến trẻ chậm phát triển, nhẹ cân hơn so với bạn cùng trang lứa. 
  • Khiếm khuyết xương: Xương của trẻ bị còi xương có thể bị biến dạng hoặc có kích thước nhỏ hơn bình thường. Một số dấu hiệu biến dạng có thể dễ nhận biết là chân vòng kiềng, chân cong, tay cong. 
  • Đau xương: Một số trẻ bị còi xương có thể trải qua đau xương, đặc biệt là trong các vùng bị tổn thương hoặc xương biến dạng.
  • Biến dạng xương ở lồng ngực, xuất hiện các chuỗi hạt sườn. 

Nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu này ở con mình thì hãy đưa đứa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mật độ xương và tình trạng sức khỏe của trẻ. 

Dấu hiệu còi xương
Dấu hiệu còi xương

Điều trị còi xương thế nào?

Bệnh còi xương sẽ được chẩn đoán thông qua kiểm tra sức khỏe lâm sàng. Bác sĩ sẽ dựa vào một số dấu hiệu bất thường của cơ thể và một số xét nghiệm như:

  • Chụp X- quang
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Sinh thiết xương

Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh còi xương, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Điều trị còi xương bằng thuốc

Canxi là thành phần chính của xương, việc bổ sung canxi giúp tăng cường sức khỏe xương. Cha mẹ nên cho con uống thêm thuốc, thực phẩm chức năng chứa canxi.

Canxi cơm Unical for rice là sản phẩm bổ sung canxi dành cho trẻ em, cho tỷ lệ hấp thu lên tới 90%, không có tác dụng phụ. Sản phẩm sử dụng được cho trẻ sơ sinh, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho con dùng. 

Vitamin D giúp canxi hấp thu vào xương tốt hơn. Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng hoặc uống thêm vitamin D bổ sung. 

Canxi cơm Unical for rice là sản phẩm bổ sung canxi dành cho trẻ em
Canxi cơm Unical for rice là sản phẩm bổ sung canxi dành cho trẻ em

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh còi xương. 

  • Điều này bao gồm tăng cường hoạt động thể chất như tập thể dục định kỳ, đi bộ, chạy bộ 
  • Tăng cường cân đối dinh dưỡng bằng cách ăn các thực phẩm giàu canxi và vitamin D. 
  • Trẻ em bị còi xương cần bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
  • Cho trẻ phơi nắng đều đặn trong 10-15 phút mỗi ngày. 
  • Trẻ bị còi xương thường có xương mềm hơn bình thường nên cha mẹ cẩn thận, hạn chế các hoạt động năng có thể gây đứt, gãy xương. 

Một số hình ảnh còi xương

Trẻ bị còi xương thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa
Trẻ bị còi xương thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa
Trẻ bị còi xương có hệ miễn dịch kém hơn bình thường
Trẻ bị còi xương có hệ miễn dịch kém hơn bình thường
Trẻ bị còi xương thường biếng ăn
Trẻ bị còi xương thường biếng ăn

Xem thêm: Giải đáp trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu vitamin nào?

Trên đây là những chia sẻ về Bệnh còi xương là gì? Điều trị bệnh còi xương ra sao? Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến canxi và các sản phẩm bổ sung canxi, hãy liên hệ ngay với canxicom.vn để được hỗ trợ: 

  • Địa Chỉ: Số 10, ngõ 266 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 098 156 1771 – 096 8888 566


Trả lời