Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay đang có tới hơn 3,6 triệu người mắc bệnh loãng xương. Ước tính, trung bình cứ 3 phụ nữ ở tuổi trên 50 thì có một người bị bệnh loãng xương. Vậy loãng xương là căn bệnh như thế nào? Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của canxicom.vn nhé.
Bệnh loãng xương là gì?
Trước khi tìm hiểu xem bệnh loãng xương có nguy hiểm không, cần biết được rằng loãng xương là bệnh lý xương chuyển hóa tiến triển khiến mật độ xương giảm, cấu trúc xương cũng vì thế mà suy yếu đi. Điều này làm xương dần dần trở nên yếu, giòn.
Loãng xương làm xương dễ bị gãy dù chỉ gặp chấn thương nhỏ như ngã, thậm chí là cúi xuống hay ho cũng có thể bị gãy xương, điển hình là ở các vùng như cột sống, hông, khuỷu tay, cổ tay, khớp háng.
Xem thêm: Bệnh loãng xương là gì? Điều trị loãng xương ra sao?
Nguyên nhân gây loãng xương là gì?
Nguyên nhân của bệnh loãng xương là tổng hợp của nhiều tác động, yếu tố. Một số nguyên nhân loãng xương có thể kể ra như:
- Giới tính: phụ nữ dễ mắc bệnh loãng xương hơn với nam giới.
- Tuổi tác: độ tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh loãng xương
- Tiền sử: gia đình có người mắc bệnh loãng xương hoặc bản thân từng bị gãy xương.
- Ít hoạt động thể chất: lười hoạt động ngoài trời, ngồi liên tục lâu ngày vì bệnh hoặc do tính chất công việc.
- Sử dụng rượu bia và cafein: Uống nhiều rượu, bia, cafe, thuốc lá. .. gây tăng đào thải canxi ở ống thận làm hạn chế hấp thu Canxi ở hệ tiêu hoá.
- Sinh đẻ nhiều, nuôi con bằng sữa mẹ: Sinh đẻ nhiều lần hoặc nuôi con bằng sữa mẹ mà không cung cấp đầy đủ dưỡng chất quan trọng là Protein và Canxi để bù lại lượng thiếu hụt.
- Do các bệnh lý khác: Bệnh nhân tiểu đường, gút, viêm khớp dạng thấp, . .. dễ bị loãng xương hơn do ảnh hưởng của các thuốc điều trị trong thời gian dài.
Dấu hiệu triệu chứng loãng xương
Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Căn bệnh này được coi là nguy hiểm một phần do đặc tính diễn biến âm thầm của nó. Nhiều bệnh nhân không biết được mình bị loãng xương cho đến khi tiến hành đo canxi xương, hay bị gãy xương, đi thăm khám mới phát hiện để điều trị loãng xương.
Một số dấu hiệu bệnh loãng xương cần lưu ý để phát hiện sớm bệnh loãng xương:
- Đau xương: Người bệnh loãng xương thường đau nhức ở những đầu xương, nhức mỏi dai dẳng ở những xương dài và có cảm giác đau nhức như bị châm chích toàn bộ cơ thể , các cơn đau sẽ diễn ra nhiều hơn về ban đêm.
- Đau cột sống: Đau thắt ngang cột sống, đau ở một bên hoặc hai bên mạn sườn khi những dây thần kinh liên sườn bị tác động, dẫn đến đau. Ngoài ra, đau cột sống có thể kèm theo các triệu chứng như co cơ và cứng khớp, co thắt cơ khi thay đổi tư thế và giảm khi nghỉ ngơi
- Cảm giác tê bì tay chân và đôi khi mất cảm giác
- Gù vẹo cột sống và tụt chiều cao: Đây là biểu hiện của bệnh loãng xương khá phổ biến. Khi lớn tuổi xuất hiện biểu hiện gù vẹo cột sống và tụt chiều cao so với lúc trẻ, vì những đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún
- Các triệu chứng của loãng xương khác: Hay bị ớn lạnh, chuột rút, sụt cân, đổ mồ hôi, khớp xương khô, hoạt động có tiếng kêu
Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
Trước tình trạng bệnh loãng xương đang dần trẻ hóa, nhiều người băn khoăn, lo lắng, không biết bệnh loãng xương có nguy hiểm không. Câu trả lời chắc chắn là có, bệnh loãng xương không chỉ nguy hiểm bởi những biến chứng của bệnh, mà còn nguy hiểm vì diễn biến âm thầm và khó phát hiện.
Một số biến chứng của bệnh loãng xương như:
Gãy xương
Gãy xương là biến chứng điển hình của bệnh loãng xương, do bệnh này khiến xương trở nên giòn và dễ gãy hơn. Sẽ rất nguy hiểm nếu vị trí gãy là xương cột sống hoặc xương hông. Đây là những vị trí khó hoặc không thể hồi phục, để lại tàn tật suốt đời cho bệnh nhân, nghiêm trọng hơn là dẫn tới tử vong.
Bên cạnh đó, một số vị trí khác như xương đùi, xương cổ tay cũng rất dễ gãy. Bệnh nhân loãng xương cũng rất dễ bị tái gãy xương về sau.
Lún xẹp cột sống
Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Một trong những yếu tố gây nên sự nguy hiểm cho bệnh loãng xương chính là biến chứng lún xẹp cột sống. Lún xẹp cột sống ít gây tử vong nhưng nguy cơ tàn tật vĩnh viễn rất cao, lại dễ xảy ra.
Người bệnh loãng xương không cẩn thận bị vấp ngã, hắt hơi hoặc mang vác vật nặng cũng có thể bị lún xẹp cột sống. Khi cột sống bị lún xẹp, người bệnh sẽ bị đau dai dẳng do các dây thần kinh bị chèn ép.
Ngoài ra, tốc độ thoái hóa cột sống cũng bị đẩy nhanh. Nếu đốt sống ngực bị biến dạng thì có thể khiến lồng ngực cũng bị biến dạng, từ đó gây khó thở nghiêm trọng.
Giảm khả năng vận động
Bệnh loãng xương cũng là thủ phạm gây suy giảm chất lượng sống của người cao tuổi, làm giảm khả năng vận động. Người bệnh loãng xương có thể bị biến chứng gây tàn tật suốt đời, không thể hoạt động, đi lại, cần người chăm sóc thường xuyên.
Có tới 30% ca gãy xương hông cần sự chăm sóc lâu dài, khó bình phục. Người bệnh thường phải nằm bất động, điều này có thể dẫn tới hoại tử da, tắc mạch chi, viêm phổi,…
Phương pháp ngăn ngừa loãng xương chống loãng xương ở người lớn
Sau khi được giải đáp “Bệnh loãng xương có nguy hiểm không”, thấy rõ những mối nguy của bệnh, cần phải có những biện pháp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương được tiến hành ngay hôm nay
- Tập thể dục: Vận động thường xuyên với cường độ phù hợp giúp tăng sức khỏe xương khớp hiệu quả. Một số môn thể thao được khuyến khích là chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ, yoga, thái cực quyền, tennis,..
- Chế độ ăn giàu vitamin D và Canxi: Một chế độ ăn đủ canxi và vitamin D sẽ giúp cho xương chắc khỏe, sức khỏe tốt, ngừa loãng xương
- Không hút thuốc, không uống rượu bia: Hút thuốc, uống rượu dễ làm rối loạn hoocmon, tăng nguy cơ loãng xương.
- Tắm nắng: Tắm nắng đúng cách sẽ giúp sản xuất vitamin D, giúp canxi được hấp thụ hiệu quả vào cơ thể
- Hạn chế uống nước có gas: Trong nước có gas có chứa nhiều photpho, làm cản trở hấp thụ canxi vào cơ thể.
- Tránh té ngã: Tránh té ngã sẽ giúp giảm nguy cơ xương bị tổn thương, giữ cho xương được khỏe mạnh, giảm nguy cơ loãng xương
- Bổ sung Protein: Bổ sung Protein sẽ giúp mật độ khoáng trong xương tăng lên, giúp xương chắc khỏe hơn.
- Duy trì cân nặng: Tránh thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng ổn định sẽ giúp xương chắc khỏe
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát bệnh, từ đó phòng ngừa và chữa loãng xương kịp thời, tránh biến chứng.
Ngoài ra, một phương pháp hữu hiệu là cung cấp canxi cho cơ thể qua các sản phẩm bổ sung, điển hình là Canxi Cơm Unical For Rice. Sản phẩm là thực phẩm bổ sung đến từ Nhật Bản, đã được nghiên cứu và chứng minh phù hợp với bệnh nhân loãng xương, giúp làm tăng mật độ xương hiệu quả. Có Canxi Cơm, không cần lo lắng bệnh loãng xương có nguy hiểm không, vì bệnh đã được ngăn chặn hàng ngày.
Canxi Cơm cung cấp lượng canxi lactate – một loại canxi hữu cơ có tỉ lệ hấp thụ đạt trên 90%. Sản phẩm an toàn, lành tính, phù hợp với mọi lứa tuổi trong gia đình, lại dễ sử dụng, dễ uống, nấu cùng cơm, cháo, súp đều được, nên rất thích hợp để phòng ngừa loãng xương, nâng cao sức khỏe.
Tổng kết lại, bài viết đã cho biết bệnh loãng xương là gì, bệnh loãng xương có nguy hiểm không. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp đỡ được độc giả trong hành trình chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Độc giả có nhu cầu sử dụng sản phẩm Canxi Cơm, xin liên hệ:
- Địa Chỉ: Số 10, ngõ 266 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 098 156 1771 – 096 8888 566
Bổ sung canxi hữu cơ lactate, tỉ lệ hấp thụ lên tới 99%
Nguồn gốc Nhật Bản, thành phần thiên nhiên, không gây nóng trong
Tiện dụng, đơn giản, nấu cùng cơm, canh, cháo, sữa nóng… ăn hàng ngày