Canxi đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Minh chứng cho điều này chính là công trình giải thưởng nobel y học 1991 của Tiến sĩ Joel Wallach (Mỹ) chỉ ra rằng thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh. Vậy thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì, cùng canxicom.vn tìm hiểu vấn đề này nhé.
Nhu cầu canxi trong cơ thể
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Cơ thể con người cần sử dụng canxi để xây dựng và duy trì khối lượng xương, tham gia vào hoạt động của cơ bắp, dẫn truyền tín hiệu qua hệ thần kinh, hỗ trợ ổn định huyết áp.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, nhu cầu canxi tối thiểu của con người như sau:
- Trẻ sơ sinh: 300 – 400 mg/ngày
- Trẻ em: 600 – 800 mg/ngày
- Thanh thiếu niên: 1000 mg/ngày
- Người trưởng thành: 800 – 1200 mg/ngày
- Người cao tuổi và phụ nữ có thai: 1200-1500 mg/ngày
Nhưng theo điều tra của WHO, thực tế lượng canxi hấp thụ vào cơ thể con người tại các quốc gia là:
- Quốc gia có kinh tế phát triển: 500 mg/ngày/người
- Quốc gia có kinh tế trung bình: 350 mg/ngày/người
- Quốc gia có kinh tế phát triển kém: 270 mg/ngày/người
Việt Nam nằm ở những quốc gia có nền kinh tế trung bình, lượng canxi hấp thụ vào cơ thể chỉ bằng một nửa so với nhu cầu tối thiểu của con người. Vì vậy, việc bổ sung canxi cho cơ thể là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe.
Vai trò của canxi trong cơ thể
Canxi rất cần thiết cho các chức năng cơ bản và hoạt động bình thường của cơ thể. Sau đây là một số vai trò của canxi trong cơ thể con người:
Tăng cường sức khỏe hệ xương
Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, giúp chúng trở nên chắc và khỏe để chịu đựng các tác động từ bên ngoài. Nếu cung cấp đủ canxi, cơ thể sẽ sử dụng chúng để xây dựng và duy trì lượng xương.
Canxi cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương như loãng xương, bệnh xương thủy tinh.
Trẻ em cần cung cấp đủ canxi để xương và răng phát triển và thiếu canxi có thể gây ra các tình trạng chậm phát triển, còi xương, xương mềm.
Do đó, việc cung cấp đủ canxi thông qua chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng để giúp duy trì và tăng cường sức khỏe của hệ xương. Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nếu lo lắng về việc cung cấp canxi cho cơ thể.
Hỗ trợ hệ cơ
Các cơ trong cơ thể cần canxi để truyền tín hiệu thần kinh. Khi tín hiệu thần kinh đi qua một cơ bắp, canxi giúp kích hoạt các sợi cơ để chúng co lại và làm việc. Nếu thiếu canxi, các sợi cơ sẽ hoạt động khó khăn, gây ra cảm giác mệt mỏi và đau nhức.
Tham gia hỗ trợ hệ miễn dịch
Canxi là nguyên tố phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh và giữ vai trò dẫn truyền thông tin. Khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, canxi sẽ phát hiện sớm các tác nhân này và kích hoạt năng lực di chuyển, bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh của bạch cầu.
Nếu thiếu canxi, các chức năng miễn dịch suy giảm, cơ thể có thể mắc một số bệnh như: viêm tiểu cầu thận, phong thấp, viêm khớp, cường giáp… Vì vậy, việc bổ sung canxi để cân bằng hệ miễn dịch là rất cần thiết.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Canxi rất cần thiết trong hoạt động của cơ bắp, giúp duy trì hoạt động của cơ tim. Khoáng chất này giúp làm giãn cơ trơn bao xung quanh các mạch máu, giúp máu lưu thông khắp cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần hấp thụ một lượng canxi cần thiết giúp làm giảm các nguy cơ về tim mạch, cũng như huyết áp.
Các vai trò khác
Canxi tham gia vào quá trình đông máu, giảm thiểu lượng máu thấm ra bên ngoài các mao mạch. Ngoài ra, canxi có tác dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh phổ biến như xuất huyết, dị ứng.
Các ion canxi có tác dụng hỗ trợ quá trình kết dính của hàng tỷ tế bào trong cơ thể để hình thành cấu trúc của tim, gan, thận, phổi,… Người thường xuyên sử dụng canxi sẽ cảm thấy sức khỏe dồi dào, da dẻ hồng hào, trẻ trung hơn so với người không sử dụng.
Canxi kích hoạt các enzim trong cơ thể phân giải protit giúp giảm mỡ máu và giảm béo phì.
Thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Canxi giữ vai trò dẫn truyền thông tin, tham gia vào hầu hết các hoạt động của tế bào và cơ thể. Khi sự cân bằng về nồng độ canxi bị phá vỡ, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Theo nghiên cứu của công trình giải thưởng Nobel về Y học 1991 của Tiến sĩ Joel Wallach (Mỹ) chỉ ra rằng cơ thể con người nếu thiếu canxi có thể gây ra 147 loại bệnh như:
- Loãng xương: Thiếu canxi khiến canxi trong xương phải chuyển một phần cho máu, xương dần bị loãng.
- Loạn nhịp tim: Thiếu canxi khiến tuyến giáp bị kích thích liên tục sản sinh ra hooc-môn, tuyến giáp không còn khả năng kiểm soát nồng độ canxi trong máu. Do đó, nồng độ canxi cao khiến loạn nhịp tim.
- Bệnh gai xương, vôi hóa đốt sống, thần kinh tọa, tê bì đầu ngón chân, ngón tay: Để kiểm soát tình trạng loạn nhịp tim, tuyến giáp sẽ tiết ra hooc-môn làm giảm nồng độ canxi trong máu. Tuy nhiên, quá trình này lại đem đến hậu quả:
- Canxi thừa chuyển đến khớp xương gây nên bệnh vôi hóa cột sống, gai xương, thần kinh tọa, tê bì tay chân…
- Canxi chuyển vào mật gây ra sỏi đường tiết niệu, sỏi mật
- Canxi chuyển đến tế bào thần kinh sẽ khiến tế bào này bị lão hóa, từ đó gây lũ lẫn ở người già, bệnh hay quên.
- Canxi chuyển đến các cơ quan nội tạng gây biến đổi tế bào, tổ chức phần mềm bị xơ cứng, hậu quả là cơ quan trong cơ thể bị thoái hóa.
- Thiếu canxi ở trẻ nhỏ gây nên các bệnh như: xương nhỏ, xương mềm, chậm lớn, còi xương, xương bị biến dạng, răng chậm mọc, mọc không đều, răng yếu, sâu răng, vôi răng, trẻ dễ quấy khóc, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần,…
- Thiếu canxi làm chậm quá trình phát hiện các virus, vi khuẩn từ bên ngoài. Từ đó, khiến hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ mắc bệnh: viêm gan, xơ gan, ung thư, viêm thận, viêm cầu thận, viêm khớp, phát ban, suy tuyến giáp, cường giáp,…
- Canxi giúp dẫn truyền thần kinh nên thiếu canxi khiến hệ thần kinh suy nhược: tinh thần không ổn định, dễ cáu, mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ li bì, đau đầu, ngủ mơ, tính tình thay đổi thất thường.
- Thiếu canxi khiến cơ tim cơ bóp kém gây ra các hiện tượng như vã mồ hôi, thở dốc,…
- Sản phụ khi thiếu canxi thường cảm thấy tê mỏi chân tay, sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó sinh, đẻ non.
- Ion canxi giúp bảo vệ đường hô hấp nên thiếu canxi khiến cơ thể dễ mắc các bệnh phế quản mãn tính, bệnh phổi.
Xem thêm: Top 5+ thuốc tăng chiều cao cho trẻ tốt nhất hiện nay
Các triệu chứng xuất hiện khi thiếu canxi
Việc bổ sung đầy đủ canxi hàng ngày là vô cùng cần thiết, sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi:
- Chuột rút
- Đau nhức xương khớp
- Mắc bệnh loãng xương
- Loạn nhịp tim
- Cao huyết áp
- Tê bì tay chân
- Móng tay dễ gãy
- Hay cáu gắt, khó tập trung
- Mất ngủ, ngủ không sâu
- Răng dễ gãy
- Xương dễ gãy dù va chạm nhẹ
Nếu thấy các dấu hiệu này thì cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, không tự ý mua thuốc về tự điều trị.
Xem thêm: Nhận biết 15+ dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng hạ canxi máu thường gặp
Nhóm đối tượng nguy cơ cao thiếu canxi
Thiếu canxi là nguyên nhân của 147 bệnh và ai cũng có thể bị nhưng những nhóm đối tượng sau có nguy cơ cao hơn:
- Trẻ em: Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng cần nhiều canxi cho sự phát triển của xương nhưng lại không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi.
- Phụ nữ có thai và sau sinh: Mẹ bầu và nuôi con nhỏ cần lượng canxi lớn hơn nhiều so bình thường do cần canxi cho sự phát triển của trẻ. Nếu không được bổ sung đầy đủ dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi.
- Phụ nữ tiền mãn kinh: Phụ nữ tiền mãn kinh có sự thay đổi về nội tiết tố, hoóc-môn trong cơ thể dẫn đến canxi trong xương giảm xuống.
- Người ăn chay trường: Sữa và chế phẩm từ sữa, cá, trứng là nguồn canxi tự nhiên dồi dào, tốt cho sức khỏe những người ăn chay trường thường không sử dụng chúng. Vì vậy, họ cần phải bổ sung canxi gấp đôi so với người bình thường để cơ thể khỏe mạnh.
- Người không dung nạp lactose: Nhóm này không tiêu thụ được các sữa và sản phẩm từ sữa nên cần tư vấn của chuyên gia để có kế hoạch bổ sung thực phẩm khác giàu canxi cho cơ thể.
- Người nghiện thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư, ngăn cản quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể. Người hút nhiều thuốc lá có nguy cơ loãng xương và mắc các bệnh khác cao hơn so với người bình thường.
Bổ sung canxi đúng cách
Bổ sung canxi không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu canxi. Đây cũng là trường hợp không hiếm gặp, dưới đây là một số hướng dẫn, tư vấn về bổ sung canxi mà canxicom.vn chia sẻ
Bổ sung vitamin D hằng ngày
Vitamin D giúp chuyển hóa canxi vào cơ thể nên càng nạp nhiều vitamin D canxi càng dễ hấp thụ. Có thể bổ sung vitamin D hàng ngày bằng cách phơi nắng, sử dụng thực phẩm chức năng và thực phẩm chứa nhiều vitamin D.
Bổ sung vào khẩu phần ăn
Trong bữa ăn hàng ngày nên sử dụng các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, cá, tôm, các loại hạt, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả để cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể. Danh sách thực phẩm bổ sung canxi rất đa dạng. Tùy vào từng đối tượng mà có thể thay đổi thực đơn đa dạng cho phù hợp.
Sử dụng các sản phẩm, thực phẩm chức năng
Nếu chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ lượng canxi mà cơ thể cần thì nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung canxi. Tuy nhiên không tự ý lựa chọn sản phẩm bổ sung mà nên theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm bổ sung canxi, tuy nhiên để lựa chọn được một sản phẩm phù hợp cần lưu ý các tiêu chuẩn sau:
Hàm lượng canxi cao
Các sản phẩm bổ sung canxi đang bán trên thị trường có hàm lượng khá thấp, chủ yếu là canxi vô cơ. Trong khi đó, cơ thể con người cần bổ sung trên 500 mg canxi mỗi ngày. Trước khi quyết định mua, người tiêu dùng cần lưu ý kỹ hàm lượng của sản phẩm.
Sản phẩm có tỉ lệ hấp thụ cao
Các sản phẩm canxi vô cơ thường có tỉ lệ hấp thụ thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Khi mua, người tiêu dùng cần chú ý lựa các sản phẩm có tỷ lệ hấp thụ cao.
Không ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột
Một số sản phẩm canxi trên thị trường có tính axit và kiềm khá mạnh, tác động lên dạ dày và ruột, hậu quả là gây ra tình trạng đau bụng, trào ngược dạ dày.
Bổ sung các chất dinh dưỡng khác
Người mua nên lựa chọn các sản phẩm chứa thêm các chất dinh dưỡng khác như axit amin, vitamin, nguyên tố vi lượng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Không có tác dụng phụ
Đây là yếu tố quan trọng khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm bổ sung nào. Sản phẩm phải đảm bảo có nguồn gốc tự nhiên, sản xuất theo tiêu chuẩn hiện đại, được kiểm chứng bởi Bộ Y tế,…
Có không ít các sản phẩm, thực phẩm chức năng bổ sung canxi trên thị trường đáp ứng được các tiêu chí trên. Nhưng, nổi bật nhất có thể kể đến canxi cơm đề án 818 của Bộ Y Tế.
Canxi Cơm Unical for Rice là thực phẩm chức năng bổ sung canxi được sản xuất bởi công ty Universal Calcium Food co.,ltd Nhật Bản. Sản phẩm được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu quý như vỏ sò Hokkaido Nhật Bản, vi sụn cá mập, sữa lên men nên an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
Thêm vào đó, đây là dạng canxi hữu cơ gần giống với canxi tự nhiên nên cho tỉ lệ hấp thụ lên tới 90% mà không cần vitamin D, không gây ra tác dụng phụ lên cơ thể.
Canxi cơm ngoài cho vào nấu cùng cơm, cháo, soup, có thể pha vào nước sôi ≥ 90°C hoặc nước hoa quả (hòa tan canxi vào nước rồi làm nguội trước khi pha với nước ép trái cây khác,…) và uống trực tiếp.
Canxi cơm Unical canxi hiện đang được phân phối chính thức bởi công ty Dược phẩm Tân Đức Minh. Quý khách có nhu cầu sử dụng sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình:
- Địa Chỉ: Số 10, ngõ 266 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 098 156 1771 – 096 8888 566
- Facebook: https://www.facebook.com/unicalcanxi.vn
Nhìn chung, thiếu canxi rất nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp gây ra 147 chứng bệnh khác nhau. Do đó cần bổ sung canxi để gia tăng sức khỏe của cơ thể, phòng ngừa các chứng bệnh do thiếu canxi mang lại. Trên đây là những thông tin để giải đáp thiếu canxi gây ra 147 loại bệnh gì? mà canxicom.vn đã thu thập, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
- Mua canxi hữu cơ ở đâu? Gói canxi hữu cơ bao nhiêu một hộp?
- Nguyên nhân loãng xương là gì? Cách điều trị bệnh loãng xương ở người già
- Canxi Blackmores là canxi hữu cơ hay vô cơ? Canxi Blackmores có tốt không?
- Tại sao Canxi Unical For Rice lại hấp thu lên đến 90%?
- Những dấu hiệu triệu chứng cho thấy cơ thể thiếu canxi trầm trọng